3D Mapping có bao nhiêu loại & nó hoạt động thế nào?

3D Mapping, một thuật ngữ có vẻ khá xa lạ với nhiều người nhưng thực tế, đó là một công nghệ phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Vậy 3D Mapping là gì, ứng dụng của nó ra sao và nó hoạt động theo nguyên tắc nào? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua những thông tin cụ thể và chi tiết trong bài viết dưới đây. 

3D Mapping là gì?

3D Mapping, hay còn gọi là công nghệ trình chiếu 3D Mapping, được hiểu là kỹ thuật sử dụng hình ảnh, ánh sáng để tạo ra các hiệu ứng 3D trên một bề mặt dù nó không bằng phẳng. Khi đó, nó tạo ra các khối hình ảnh tương tác trong không gian ba chiều, biến các vật thể như tòa nhà, đường băng, sân khấu và cả mặt nước thành những màn trình diễn đáng kinh ngạc.

 Nói một cách dễ hiểu hơn, kỹ thuật 3D Mapping sẽ tạo ra một mô hình có kích thước có tỉ lệ 100% so với vật thể thật, sau đó sẽ ứng dụng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem thông qua mô hình máy trên máy tính. Chính công nghệ trình chiếu 3D Mapping sẽ làm nổi bật hình dạng, kết cấu của bề mặt nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị về cả ánh sáng lẫn ảo giác. 

Có thể nói, trình chiếu 3D Mapping là một trong những công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Đó có thể xem là một ý tưởng độc đáo, kết hợp giữa công nghệ 3D và công nghệ làm phim. Khác với trình chiếu 2D Mapping, trình chiếu 3D Mapping tập trung đến hình dạng cũng như đường viền của bề mặt được chiếu. Nếu 2D là chiếu trên các bề mặt bằng phẳng như màn hình hoặc tường thì 3D là chiếu trên vật thể 3D. 

Có bao nhiêu loại 3D Mapping?

Mặc dù có nhiều loại 3D Mapping song phổ biến nhất là 3 loại, đó là lập bản đồ trình chiếu 3D Mapping, GIS và Drone. 

3D projection mapping

Loại này cho phép các nhà thiết kế sử dụng không gian và vật thể vật lý làm bề mặt để chiếu, thay vì sử dụng màn hình thông thường. Quá trình này còn được gọi là “video mapping”, kết quả là mang lại hiệu ứng trực quan ấn tượng. 3D projection mapping sử dụng sự kết hợp của bốn yếu tố (nội dung, phần cứng chiếu, bề mặt và ánh xạ) hoạt động đồng thời để tạo ra trải nghiệm hình ảnh sống động. 

GIS Mapping

Đây chính là quá trình nhập các lớp dữ liệu vào phần mềm GIS để tạo ra bản đồ, cung cấp cho người dùng những thông tin cụ thể và rõ ràng mà dữ liệu thô không thể tự hiển thị. Bản đồ GIS biến đổi dữ liệu thành bản đồ trực quan, khiến nó trở thành cách hiệu quả nhất để hiển thị dữ liệu địa lý. 

Drone mapping

Nó có thể hiểu là bản đồ bay không người lái, chính là quá trình thu thập nhiều hình ảnh trên không, sau đó ghép chúng lại với nhau bằng kỹ thuật số từ phần mềm chuyên dụng, tạo ra hình ảnh tổng hợp lớn hơn và chính xác hơn. Việc lập bản đồ bằng máy bay không người lái được gọi là do ảnh và được sử dụng trong các lĩnh vực như lập bản đồ địa hình, kiến trúc, kỹ thuật, sản xuất, kiểm soát chất lượng,vv…

3D Mapping ở Bà Nà

3D Mapping hoạt động như thế nào?

Bước 1: Quét laser cấu trúc

Quét laser là một cách có độ chính xác cao để nắm bắt các chi tiết về tòa nhà hoặc địa điểm hiện có. Việc sử dụng ánh sáng laser trong máy quét tiên tiến tạo ra các đám mây điểm 3D. Khi đó, bản đồ sẽ có hình dạng và kích thước chính xác của các vật thể được tạo bằng cách sử dụng các đám mây điểm. 

Nhờ tính hiệu quả và độ chính xác của chức năng quét laser mà các ứng dụng xây dựng tòa nhà đã đạt được những lợi ích nhất định trong việc thể hiện các tình trạng tại công trường. Phương pháp lập bản đồ này được cho là hữu ích nếu bạn chưa từng nhìn thấy nó sử dụng tại công trình xây dựng. Bề mặt và hình chiếu được thực hiện sẽ xác định tính chất 2D hoặc 3D của nó. 

Quá trình quét laser của sự kiện thường diễn ra trước đó một tháng và có thể mất từ 2 đến 4 ngày tùy thuộc vào kích thước đối tượng và độ phức tạp của kiến trúc. Thông thường, quá trình quét 3D được thực hiện vào sáng sớm khi có ít hoạt động hơn để có được tầm nhìn ra tòa nhà không bị cản trở. 

Bước 2: Nghĩ về khán giả

Nếu bạn đang tạo ra nội dụng để chiếu lên bề mặt 3D, cần nghĩ đến vị trí của khán giả. Trường hợp khán giả nhìn lên để thấy hình ảnh được chiếu, video cần được quay từ bên dưới. Khi đó, để xác định được góc nhìn của khán giả, chuyên gia lập bản đồ chiếu trước tiên sẽ chuyển đổi bản vẽ kiến trúc kỹ thuật số của bề mặt chiếu thành định dạng thiết kế, dành cho người có nhiệm vụ sáng tạo nội dung. 

Bước 3: Xây dựng nội dung

Góc nhìn của khán giả sẽ được nâng cao nhờ hoạt ảnh đồ họa, cảnh quay video hoặc kết hợp cả hai. Nó sẽ được chuyển đến chuyên gia lập bản đồ chiếu, sau đó sẽ được chuyển thành video và đó cũng là sản phẩm cuối cùng. 

Các mô hình 2D và 3D cũng như nội dung đồ họa thường được sử dụng trong thông tin ánh xạ chiếu. Việc xây dựng thư viện nội dung có thể được sử dụng để trộn và kết hợp nó với nhau để tạo ra các hiệu ứng mới. Ví dụ, để đưa khách du lịch vào một hành trình lịch sử, các bảo tàng sẽ sử dụng hệ thống chiếu. 

Khi đó, bạn cần biết điều mình cần là gì, nội dung đồ họa chuyển động, video hoặc hình ảnh. Cho dù bạn chọn bất cứ thứ gì, hãy luôn nhớ rằng công nghệ đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến độ phân giải và kích thước hình ảnh. 

Bước 4: Tạo máy chiếu ảo xem trước

Đây là nơi việc lập bản đồ diễn ra. Với khung vẽ lớn, máy chiếu và máy ảnh được bố trí hợp lý, tất cả đã sẵn sàng. Trên các máy chủ phương tiện, các tệp phim phẳng được áp dụng trực tiếp vào bản đồ kết cầu bề mặt chiếu, cho phép chúng ta xem vật liệu sẽ đọc như thế nào khi được trình chiếu. 

Các nhà đồ họa khi đó phải chọn điểm nhìn mà từ đó tác phẩm của họ sẽ được nhìn nhận. Hãy nhớ rằng, ánh xạ chiếu thường chỉ hoạt động từ một góc độ. Sau đó, máy chiếu ảo sẽ tính toán vị trí lý tưởng, góc quay, kích thước, tỷ lệ ống kính, khoảng cách chiếu và kích thước ống kính. 

Để thể hiện góc nhìn của khán giả, bạn cần tạo ra camera thứ ba trong Cinema 4D. Bạn muốn người quan sát nhìn thấy hình ảnh một cách rõ ràng. Do đó, cần sử dụng Cinema 4D để biến máy ảnh thành màn hình. Khi đó, việc biến máy ảnh của bạn thành máy chiếu trong Cinema 4D được thực hiện bằng cách chính sửa thẻ vật liệu của mục bạn muốn chiếu lên, sau đó quan sát hình ảnh cuối cùng. 

Khi đó, phần nội dung sẽ được hiển thị trên bảng thông qua phần mềm. Để làm được điều này, bạn phải sử dụng chuỗi jpeg. Các tùy chọn xuất của Premiere có thể giúp giải quyết vấn đề này. Sau đó, chúng ta có thể ghi lại nó trong trong Cinema 4D bằng camera ảo. 

Bước 5: Thích ứng với thời gian

Việc kết hợp định vị máy chiếu được chỉ định bằng kỹ thuật số thường tồn tại hạn chế trong thế giới thực, đỏi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về lập bản đồ chiếu. Hầu hết các địa điểm đều không cho phép điều này, nhưng nó lý tưởng cho dự án lập bản đồ bằng máy chiếu. 

Các điều khiển sẽ làm cong máy chiếu và ánh xạ máy chủ phương tiện sẽ cần phải được sử dụng cùng nhau để thực hiện các điều chỉnh. Để đạt được sự chuyển tiếp mượt mà giữa các hình ảnh từ các máy chiếu khác nhau, bắt buộc phải sử dụng phép chiếu kết hợp. 

Có thể thấy, bằng cách tạo kích thước như thật, các chuyển động và chiều sâu cho các đối tượng tĩnh mà kỹ thuật 3D Mapping đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Đồng thời, nó cũng đem đến mức độ tương tác cực kỳ cao trong trường hợp bạn muốn tăng doanh số bán hàng hoặc mang đến cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ. Với chi phí thấp và dễ dàng chia sẻ trên mạng xã hội, hy vọng 3D Mapping trong thời gian sắp tới sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam.

Cập nhật: Ngày 28 Tháng chín, 2023

Hololab là công ty dẫn đầu về cung cấp giải pháp hologram toàn diện trong các lĩnh vực: tổ chức sự kiện, hội chợ triển lãm, bán lẻ, giáo dục,...
0977-68-68-24