Hologram là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là trong công nghệ 3D tuy nhiên dù thuật ngữ này đang ngày một trở nên phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ Hologram là gì cũng như những ứng dụng thực tiễn của Hologram trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực tiếp thị quảng cáo nói riêng. Trong bài viết này chúng tôi chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về Hologram để mọi người đều có thể nắm và hiểu rõ.
Mục lục
Hologram là gì?
Hologram là từ ghép của hai từ trong tiếng Hi Lạp: “holos” (toàn bộ) và “gramma” (thông điệp).
Hiện có rất nhiều định nghĩa về Hologram nhưng có thể có những gạch đầu dòng ngắn gọn để làm rõ hologram là gì như sau:
- Hologram là một sản phẩm của kỹ thuật ghi hình 3D.
- Hologram là một kỹ thuật chụp ảnh ghi lại ánh sáng phân tán từ một vật thể, sau đó hiển thị nó dưới hình ảnh ba chiều mà mắt thường có thể thấy được.
- Hologram là công cụ quét ảnh ba chiều, đây được xem là giai đoạn kế tiếp của kỹ thuật nhiếp ảnh.
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về mặt câu chữ tuy nhiên đều giải thích các yếu tố liên quan đến hologram như: kỹ thuật nhiếp ảnh, hình ảnh ba chiều, ánh sáng.
Lịch sử hologram
Hologram có từ năm 1947 khi nhà khoa học người Anh gốc Hungary có tên là Dennis Gabor bắt đầu sử dụng thuật ngữ ảnh ba chiều từ tiếng Hy Lạp “holos” nghĩa là toàn bộ và “gramma” nghĩa là thông điệp. Ông Dennis Gabor được xem là cha đẻ của ảnh ba chiều. Tuy nhiên giai đoạn này sự phát triển của holography vẫn sơ khai do nguồn ánh sáng chủ yếu là đơn sắc khó có thể sử dụng để tạo ra ảnh ba chiều.
Việc phát minh ra hình ảnh ba chiều không được chú ý lắm cho đến những năm 1960.
Năm 1960 hai nhà khoa học người Nga là N. Bassov và A. Prokhorov và nhà khoa học người Mỹ Charles Towns đã phát minh ra tia laze, có ánh sáng cường độ cao, tinh khiết rất lý tưởng để tạo ảnh ba chiều.
Cũng trong năm 1960, laser ruby đã được phát triển bởi tiến sĩ TH Maimam. Loại laser này có thể tạo ra chùm ánh sáng mạnh chỉ trong vài nano giây (một phần tỷ giây). Nó có thể tạo ra ảnh ba chiều của những vật thể tốc độ cao chẳng hạn như một viên đạn đang bay.
Năm 1962, Emmett Leith và Juris Upatnieks của Đại học Michigan đã ghi lại hình ảnh ba chiều đầu tiên của một vật thể. phát triển công nghệ laser ghi lại các vật thể 3D.
Cũng vào năm 1962, Tiến sĩ Yuri N. Denisyuk người Nga đã kết hợp kỹ thuật ảnh ba chiều với tác phẩm của Gabriel Lippmann, người đoạt giải Nobel năm 1908 trong lĩnh vực nhiếp ảnh màu tự nhiên. Bằng cách này Denisyuk đã tạo ra một hình ba chiều phản xạ ánh sáng trắng, lần đầu tiên, có thể được nhìn thấy dưới ánh sáng từ một bóng đèn sợi đốt thông thường.
Năm 1968, Tiến sĩ Stephen A. Benton đã phát minh ra ảnh ba chiều truyền ánh sáng trắng trong khi nghiên cứu truyền hình ảnh ba chiều tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Polaroid. Loại ảnh ba chiều này có thể được xem trong ánh sáng trắng thông thường, tạo ra hình ảnh “cầu vồng” từ bảy màu tạo nên ánh sáng trắng. Phát minh của Benton đặc biệt có ý nghĩa vì nó có thể sản xuất hàng loạt ảnh ba chiều bằng kỹ thuật dập nổi. Những hình ảnh ba chiều này được “in” bằng cách dập mẫu giao thoa lên nhựa. Hình ba chiều thu được có thể được nhân đôi hàng triệu lần Khuynh hướng với giá một vài xu. Do đó, hình ảnh ba chiều dập nổi hiện đang được sử dụng bởi các ngành công nghiệp xuất bản, quảng cáo và ngân hàng.
Năm 1972 , Lloyd Cross đã phát triển hình ảnh ba chiều tích hợp bằng cách kết hợp hình ảnh ba chiều truyền ánh sáng trắng với kỹ thuật quay phim thông thường để tạo ra hình ảnh 3 chiều chuyển động. Các khung hình liên tiếp của cảnh phim chuyển động 2-D của một chủ thể đang quay được ghi lại trên phim ảnh nổi ba chiều. Khi xem, các hình ảnh tổng hợp được não người tổng hợp dưới dạng hình ảnh 3-D.
Vào năm 70, Victor Komar và các đồng nghiệp của ông tại Viện Nghiên cứu Nhiếp ảnh và Điện ảnh All-Union (NIFKI) ở Nga, đã phát triển một nguyên mẫu cho một bộ phim chiếu ba chiều.
Các loại hologram phổ biến
Một số loại hologram phổ biến hiện nay là:
- Transmission hologram (hologram truyền): là những hình ảnh được chiếu tới từ phía đối diện với mắt nhìn so với vị trí đặt hologram. Chúng có thể là màu quang phổ (như trên thẻ tín dụng) hoặc một màu duy nhất.
- White light reflection hologram (hologram phản xạ ánh sáng trắng): ảnh của vật có thể nhìn thấy dưới ánh sáng tự nhiên và ánh sáng từ đèn điện.
- Multiple channel hologram (hologram đa kênh): Ảnh ba chiều đa kênh dựa trên siêu bề mặt bao gồm các sợi nano với các mặt cắt và góc định hướng khác nhau/
- Real image hologram (hologram thực): là hình ảnh ba chiều được tạo ra bởi sự giao thoa của các chùm ánh sáng phản chiếu các vật thể thực.
Hologram vận hành thế nào?
Kỹ thuật tạo ảnh ba chiều Hologram để trình chiếu được gọi là holographic. Để có thể tạo ra một hologram thì cần có một số thiết bị sau:
- Máy chiếu: thiết bị phát hình ảnh.
- Nền chiếu: Giúp hiển thị hình ảnh ba chiều.
- Hình ảnh 3D: là hình ảnh ảo với các hiệu ứng động đáo, có thể xoay được nhiều chiều, có nền tối và độ tương phản cao.
- Kính quang học: phản chiếu hình ảnh, tạo ra ảo ảnh để khiến chúng ta nhìn thấy một hình ảnh ba chiều nổi trước mắt.
Những ứng dụng của hologram
Tuy còn xa lạ với nhiều người nhưng những ứng dụng của hologram thực tế đã trở nên khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Hologram đã được sử dụng cho rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta như: thời trang, điện ảnh, đa đạc, giáo dục, game, nghệ thuật và hologram đang là một giải pháp rất ấn tượng trong truyền thông quảng cáo.
Nhờ có hologram việc xem một quảng cáo hay hình ảnh một sản phẩm trở nên chân thật hơn. Rất nhiều thương hiệu lớn đã sử dụng hologram trong các chiến dịch tiếp thị quảng cáo của mình và nhận được rất nhiều kết quả tích cực. Có thể kể đến là: Puma, Barbie, LV,
Tương lai của Hologram
Hologram đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, từ những hình ảnh ba chiều tĩnh, người ta đã tạo ra những hiệu ứng chuyển động trong thời gian thực. Công nghệ hiển thị 3D không cần kính, đa góc nhìn cho các thiết bị di động cũng được ra đời.
Tương lai của Hologram sẽ nằm ở sự kết hợp giữa AI, công nghệ kỹ thuật số. Tưởng tượng một ngày nào đó chúng ta có thể xem phim 3D, xem show ca nhạc 3D, chơi game 3D mà không cần phải đeo kính,…ngày đó sẽ rất gần.
Cập nhật: Ngày 22 Tháng Tư, 2022