Phân biệt Hologram với AR và VR

Phân biệt hologram với AR và VR

Hiện nay thì có lẽ các công nghệ Hologram, AR và VR không còn quá xa lạ với chúng ta. Nhờ các kĩ thuật tiên tiến, hiện đại thì con người ngày càng dễ tiếp cận hơn những công nghệ mới mẻ, các hình ảnh 3D sống động như thật. Tuy nhiên vẫn có một số người không phân biệt được rõ ràng Hologram với AR và VR giống hay khác nhau những đặc điểm nào. Bài viết sau đây xin chia sẻ cùng mọi người những thông tin về các công nghệ hiện đại này.

Định nghĩa về Hologram, AR và VR

Điều đầu tiên giúp phân biệt Hologram với AR và VR thì chúng ta cần biết về khái niệm và định nghĩa của chúng. Từ đó bạn sẽ nhận định được mỗi công nghệ có đặc điểm nổi bật gì, hoạt động ra sao,….

Hologram là gì?

Có khá nhiều cách định nghĩa về Hologram nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản Hologram là một sản phẩm được tạo nên từ kỹ thuật ghi hình thế giới ba chiều Holography. Còn Holography chính là kỹ thuật cho phép sự tán xạ ánh sáng từ một vật thể được thu lại, sau đó tái tạo lại hình ảnh ba chiều của nó và hình ảnh đó lơ lửng trong các môi trường đồng chất. 

Công nghệ Hologram có sự bố trí các chi tiết trên một bức ảnh phẳng sao cho có sự phản xạ ánh sáng một cách thích hợp để nó nổi lên như một ảnh ba chiều. Chính vì thế những hình ảnh 3D Hologram xuất hiện bên ngoài, trước mắt người xem vô cùng thực tế. Khán giả có thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà không cần công cụ hỗ trợ nào.

VR là gì?

VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) là một loại công nghệ sẽ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này sẽ đưa bạn từ môi trường thật với những đồ vật có thật xung quanh chuyển sang môi người ảo – nơi mà bạn trở thành một phần của chúng và tương tác với môi trường ảo này theo nhiều cách khác nhau. Bên cạnh các trải nghiệm về hình ảnh ảo thì công nghệ VR còn tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.

Điều quan trọng nhất là người xem phải luôn đeo kính thực tế ảo trong quá trình tương tác. Còn như một khi đã tháo chiếc kính thực tế ảo thì bạn sẽ không thấy những hình ảnh của công nghệ VR này. Có thể dễ dàng thấy VR được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực giải trí, nhất là VR game với những bộ trò chơi VR-gear của Samsung hay Valve.

AR là gì?

AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường) được hiểu đơn giản là các sản phẩm ảo của  ứng dụng nhưng có cơ chế và cách hoạt động dựa vào thực tế. Công nghệ này sẽ đem lại góc nhìn trực tiếp hay gián tiếp về môi trường vật lý thực tế. Bạn sẽ thấy các yếu tố ảo được “tăng cường” nhờ các thông tin nhận thức do công nghệ tạo ra trên nhiều phương thức cảm quan là: thị giác, thính giác, xúc giác và khứu giác. 

Nói một cách dễ hiểu hơn, công nghệ AR sẽ khiến cho quang cảnh trong đời sống thực tế xuất hiện thêm một số vật thể ảo do máy tính tạo ra. Điều này giúp cho tầm nhìn tổng quan của bạn trở nên phong phú hơn, ví dụ đó chính là game Pokemon GO nổi tiếng một thời chính là ứng dụng công nghệ AR. Với công nghệ này thì chỉ cần một chiếc smartphone là đủ, bạn có thể trải nghiệm được. Còn như muốn nâng cao hơn như là kết hợp với kính AR Hololens của hãng Microsoft thì không chỉ có thể xem mà còn có thể chạm và tương tác với những vật thể ảo đó.

Những điểm khác biệt cơ bản giữa Hologram với AR và VR

Tất nhiên là mỗi công nghệ đều có những điểm giống và khác nhau. Để có thể phân biệt cũng như hiểu rõ hơn về 3 công nghệ hiện đại Hologram, AR với VR  thì nên xem qua những điểm khác biệt cơ bản và dễ dàng nhận thấy như sau:

Thiết bị hỗ trợ đi kèm

Dựa vào những định nghĩa đã nêu trên thì có thể thấy điểm khác biệt cơ bản giữa Hologram với AR và VR chính là thiết đi kèm. Với công nghệ VR, người dùng cần có một bộ thiết bị thực tế ảo VR kèm với bộ xử lý mạnh mẽ như là máy tính. Trải nghiệm VR của người dùng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bộ trang thiết bị đắt tiền này. Nếu như không có thì chắc chắn sẽ không trải nghiệm được công nghệ VR.

Còn công nghệ AR thì không yêu cầu quá nhiều về thiết bị kết nối, chỉ cần một chiếc smartphone là bạn đã có thể trải nghiệm được công nghệ thú vị này. Điều đó giúp AR trở nên phổ biến hơn với người dùng và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hơn trong đời sống. Đặc biệt hơn cả là với công nghệ Hologram thì người xem không cần phải có một thiết bị kèm theo nào. Bạn dễ dàng nhìn thấy và tương tác được với các hình ảnh 3D nổi, có kích thước như thật bằng mắt thường.

Môi trường tạo ra hình ảnh

Điểm khác biệt tiếp theo cũng dễ dàng nhận thấy chính là môi trường ảo mà ba công nghệ này tạo ra. VR là công nghệ tách đôi không gian thực – ảo và mang người dùng tới một không gian hoàn toàn mới. Nó giúp cho người dùng có nhiều hoạt động trải nghiệm giải trí, để họ thực hiện theo những gì đã được lập trình sẵn. Trong khi đó, AR lại là công nghệ hòa quyện giữa thực và ảo làm thành một, giúp người dùng có được môi trường 2-in-1 mà không tốn quá nhiều chi phí. 

Tất nhiên ấn tượng nhất đó chính là công nghệ Hologram. Những hình ảnh 3D nổi sẽ được hiển thị hoàn toàn trong môi trường thực tế của bạn, có thể là trên đường đi, trong những cửa hàng trưng bày hoặc là trên sân khấu biểu diễn. Cũng không nói quá khi nói rằng đôi khi bạn có thể nhầm 1 nhân vật được tạo ra bằng công nghệ Hologram là một người thật bởi nó có kích thước, hành vi và cử chỉ rất giống thật. 

Khả năng truyền tín hiệu và tương tác

Trong công nghệ VR thì tính cảm biến đóng vai trò quan trọng, giúp thu nhận tín hiệu từ các hoạt động của người dùng và phân tích. Nhờ đó mà người dùng có thể tương tác trực tiếp với thế giới ảo theo thời gian thực tế. Công nghệ AR thì người dùng có thể tương tác với các hình ảnh 3D trực tiếp trên thiết bị di động mà không cần đến sự hỗ trợ của công cụ hoặc thiết bị phụ trợ nào. Điều này giúp người dùng linh hoạt và chủ động hơn trong quá trình trải nghiệm và giải trí của mình.

Còn công nghệ Hologram thì người dùng hoàn toàn có thể tương tác bình thường trong cuộc sống. Bạn có thể nhìn thấy, trò chuyện và lắng nghe các nhân vật 3D được tạo ra từ công nghệ Hologram một cách bình thường, đơn giản như là đang trò chuyện với một người thật. Không cần phải có thiết bị di động, mắt kính thực tế ảo hay bất cứ thiết bị phụ trợ nào. Chính nhờ sự thuận tiện này mà Hologram ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào tất cả các ngành nghề, từ giải trí cho đến công việc.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ đã phần nào giúp bạn phân biệt Hologram với AR và VR. Chúng ta có thể thấy rằng công nghệ ngày càng tiến bộ, hiện đại hơn và được nâng cao hơn nhiều. Mỗi công nghệ này đều có cái hay riêng cũng như được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống: giải trí, quảng cáo, thương mại,… Đặc biệt công nghệ Hologram hứa hẹn sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn nữa nhờ những hình ảnh 3D sinh động, có thể tương tác như một người thật và gây nên ấn tượng với người xem. 

Cập nhật: Ngày 19 Tháng Chín, 2022

Hololab là công ty dẫn đầu về cung cấp giải pháp hologram toàn diện trong các lĩnh vực: tổ chức sự kiện, hội chợ triển lãm, bán lẻ, giáo dục,...
0977-68-68-24