
Khi tạo dựng video hay dựng phim, việc lập kế hoạch được cho là bước then chốt và vô cùng quan trọng. Một trong những giai đoạn không thể thiếu của việc lên kế hoạch cho video đó là tạo Storyboard, hay còn gọi là tạo bảng phân cảnh. Tuy nhiên, với những người không thuộc chuyên ngành hoặc những người mới bắt đầu đều lạ lẫm với thuật ngữ này. Vậy, Storyboard là gì? Tại sao lại có storyboard trong thiết kế video 3D? Hãy cùng giải đáp qua những thông tin dưới đây.
Mục lục
Storyboard là gì?
Storyboard là một bản phân cảnh, thực tế chính là sự thể hiện bằng đồ họa về những gì mà video bạn sẽ diễn ra theo từng cảnh quay. Nó là một loạt các hình minh họa hoặc hình ảnh đại diện cho mỗi cảnh quan, đi kèm theo đó là ghi chú về những gì diễn ra trong cảnh và lời thoại có trong kịch bản cảnh quay đó. Nói nôm na, storyboard giống như một phiên bản truyện tranh của kịch bản.
Storyboard thể hiện cho lộ trình của video và nó sẽ đóng vai trò là công cụ hướng dẫn bạn một cách trực quan nhất trong suốt quá trình sản xuất phim hoặc video. Bằng cách lập kế hoạch cho video của mình bằng một bản phân cảnh, bạn sẽ biết mình cần tạo ra những cảnh quay nào và cách tạo ra chúng. Khi đó, nếu có sự phản hồi nào, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh ngay trong bản phân cảnh mà không cần thực sự những thay đổi lớn trong khi quay phim.
Bất kỳ ai cũng có thể tạo ra một storyboard tốt, dù họ không phải là một visual artist. Bảng phân cảnh có thể là bất cứ thứ gì, từ những bản phác thảo thô giống như truyện tranh cho đến những hình dán hay bức vẽ tạo ra bởi máy tính. Việc tạo ra storyboard trước khi sản xuất video, dựng phim sẽ giúp những nhà sáng tạo tiết kiệm được công sức, thời gian và chi phí một cách đáng kể.
Tại sao nên có storyboard khi thiết kế video 3D?
Nếu như không có một bảng phân cảnh, người dựng video hoặc các đạo diễn làm phim khó thể thực hiện được các cảnh quay một cách chính xác và hoàn chỉnh. Do đó, việc tạo ra một storyboard luôn là một điều cực kỳ quan trọng, cần có sự đầu tư nghiêm túc, là tiền đề trước khi bắt tay vào bất cứ quá trình dựng video, phim ảnh hoặc trò chơi điện tử nào. Để có thể hiểu hơn vì sao cần có storyboard cho thiết kế video 3D, hãy cùng điểm qua một số các lợi ích hàng đầu của việc sử dụng bảng phân cảnh dưới đây.
Storyboard giúp làm rõ tầm nhìn
Một kịch bản có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau và nó sẽ thể hiện một cách cụ thể hơn khi được lập bảng phân cảnh. Có thể nói, storyboard là sự thể hiện trực quan đời thực đầu tiên về một bộ phim, video. Thông qua các hình ảnh, ghi chú được mô tả trong các cảnh cụ thể, nó giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý tưởng của người sáng tạo.
Lên kế hoạch cho các cảnh và góc quay/dựng
Bảng phân cảnh giúp lập kế hoạch cho từng cảnh quay, góc quay và chuyển động cụ thể của camera trong từng cảnh trong video. Điều này cực kỳ quan trọng trong thiết kế video 3D để xác định các phối cảnh tốt nhất nhằm hiển thị các yếu tố 3D một cách hiệu quả và tạo ra hình ảnh trung thực và hấp dẫn.
Giúp lập kế hoạch sản xuất rõ ràng
Storyboard có thể giúp phân chia các nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên khác nhau trong tổ sản xuất. Cụ thể, nó sẽ chỉ ra ai sẽ là người chịu trách nhiệm về trang phục, đạo cụ, bối cảnh, góc máy, âm thanh, hiệu ứng và màu sắc của hoạt hình hoặc phim. Đồng thời, một bảng phân cảnh tốt còn đóng vai trò như một checklist, giúp kiểm tra danh sách về diễn viên, đạo cụ và góc quay cần thiết cho mỗi cảnh.
Giúp lập ngân sách dự trù
Việc lên kế hoạch chi tiết bằng một storyboard có thể đưa ra các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện một sản phẩm video 3D hoàn cảnh. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, nó giúp ngăn chặn việc chi tiết một cách lãng phí hoặc vượt quá ngân sách cho một số hạng mục nhất định của dự án.
Tiết kiệm thời gian
Việc tạo bảng phân cảnh trước khi quay video hoặc tạo đồ họa thông tin sẽ giúp bạn tiết kiệm cả về thời gian, công sức trong quá trình sản xuất. Không cần dành quá nhiều thời gian cho dự án, bạn có thể nhanh chóng phác thảo những việc cần làm và thay đổi bất cứ điểm nào khi thấy cần thiết trước khi chuyển sang giai đoạn thực tế.
Giúp xác định các thách thức trong quá trình sản xuất
Sau khi storyboard gửi đến đạo diễn, họ sẽ trực tiếp “thẩm định”, trong quá trình đó có thể nhận ra sự mâu thuẫn cần được giải quyết trước khi bắt đầu quay phim hoặc dựng video 3D. Không chỉ vậy, viết kịch bản phân cảnh còn cho phép các nhà thiết kế thử nghiệm các ý tưởng về hình ảnh, bố cục cũng như kỹ thuật kể chuyện khác nhau. Từ đó, khuyến khích sự sáng tạo, khám phá cái mới trong quy trình thiết kế video 3D, dẫn đến các sản phẩm cuối cùng hấp dẫn và trực quan hơn.
“Bật đèn xanh” cho các dự án
Việc lập kích bảng giúp đảm bảo nguồn tài trợ và bật đèn xanh cho các dự nó vì nó cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào bộ phim hoặc video 3D, được ứng dụng trong tổ chức sự kiện, giới thiệu sản phẩm hoặc quảng bá thương hiệu.
Có thể nói, storyboard đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế video 3D bằng cách giúp trực quan hóa câu chuyện, lên kế hoạch cho các cảnh quay, tạo ra sự thuận lợi cho việc hợp tác giữa các thành viên, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời nâng cao tính sáng tạo và đổi mới.
Các loại storyboard phổ biến nhất
Storyboard thường được ứng dụng trong sản xuất video, dựng phim trong đa dạng lĩnh vực, từ quảng cáo cho đến điện ảnh. Khi đó, có nhiều loại kịch bản phân cảnh được đưa ra để lựa chọn phù hợp hơn cho từng mục đích cụ thể. Dưới đây là list các storyboard được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
+ Animated storyboarding: Kịch bản hoạt hình, hay còn được hiểu là phong cách hoạt hình, là loại bảng phân cảnh lý tưởng để thể hiện những câu chuyện theo phong cách truyện tranh. Loại storyboard này sử dụng hình ảnh vẽ tay để ghi lại tâm trạng và cảm xúc của câu chuyện. Hoạt ảnh này có thể bổ sung thêm phần âm nhạc và lời thoại để mang lại cảm giác rõ ràng hơn về dòng chảy hình ảnh và thời gian.
+ Storyboard digimatics: Bảng phân cảnh kỹ thuật số sẽ thay thế các bản phác thảo bằng các hình ảnh kỹ thuật số được ghép lại với nhau để tạo cảm giác về thời gian và chuyển động. Chúng cũng tương tự như bảng phân cảnh hoạt hình và được sử dụng trong quảng cá để trực quan hóa quảng cáo.
+ Thumbnail storyboarding: Bảng phân cảnh hình thu nhỏ thường có kích thước nhỏ và được tập hợp trên cùng một tờ nó. So với các loại kịch bản phân cảnh khác, nó được vẽ nhanh hơn và sử dụng những nét vẽ nguệch ngoạc trong bảng hành động cũng như các bản phác thảo trước khi tạo chi tiết.
+ Traditional storyboards: Bảng phân cảnh truyền thống là những bức vẽ bằng bút chì hoặc bút mực được tạo ra bởi một nghệ sĩ dưới sự giám sát của nhà sản xuất hoặc đạo diễn. Việc thực hiện loại bảng vẽ này sẽ tuân theo các nguyên tắc do các nhà làm phim, khách hàng hoặc nhà sản xuất đặc ra.
Tạo storyboard không chỉ hữu ích cho các dự án phim, hoạt hình còn còn cho bất kỳ một dự án thiết kế video 3D nào khác. Có thể xem vai trò của chúng giống như một lộ trình của dự án, hướng dẫn người dùng tạo ra một video 3D hấp dẫn và gắn kết, truyền tải hiệu quả thông điệp dự định đến với khán giả. Và để tạo ra storyboard, bạn có thể sử dụng một số phần mềm như Storyboarder, Boardfish, Microsoft Powerpoint, Google Slide hoặc Adobe lllustrator hoặc tùy chọn một số các công cụ hữu ích khác.
Cập nhật: Ngày 2 Tháng 3, 2024