Ứng dụng hologram trong công nghiệp âm nhạc

Ứng dụng hologram trong công nghiệp âm nhạc

Cũng không quá ngạc nhiên khi chúng ta đang thấy được công nghệ Hologram đã có nhiều tác động để thay đổi tương lai của ngành công nghiệp âm nhạc. Sẽ như thế nào nếu khán giả bây giờ được tận mắt xem các buổi trình diễn trên sân khấu của những danh ca quá cố, những huyền thoại trong làng nhạc thế giới. Không chỉ có thế mà công nghệ Hologram trong công nghiệp âm nhạc còn được ứng dụng để làm nhiều điều tuyệt vời hơn nữa.

Những ảnh hưởng của Hologram trong công nghiệp âm nhạc

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì mọi việc đều có thể diễn ra. Trong ngành giải trí âm nhạc thì khán giả đã được chiêm ngưỡng nhiều hơn, từ các hiệu ứng hình ảnh gây mê hoặc đến các màn trình chiếu 3D sống động. Thật là thú vị khi trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo VR và công nghệ Hologram 3D đều có tiềm năng để tiếp tục nâng cao và phát triển thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ khác nữa dành cho khán giả. Có nhiều ứng dụng của Hologram trong công nghiệp âm nhạc được hưởng ứng mạnh mẽ, nhiệt liệt.

Tái hiện lại hình ảnh ngôi sao ca nhạc

Trong năm 2019 thì mọi người đều bị thu hút bởi chuyến lưu diễn của 2 huyền thoại ca nhạc rock n ‘roll đó là Roy Orbison và Buddy Holly. Và điều đặc biệt gây được sự chú ý nhiều nhất đó là 2 huyền thoại này được tái hiện lại nhờ công nghệ Hologram. Bạn sẽ thấy hình ảnh 3D sống động như thật của Roy Orbison và Buddy Holly biểu diễn trên sân khấu cùng với ban nhạc.

Những nghệ sĩ nhạc rock ‘n’ roll quá cố này cũng nằm trong số danh sách những nhiều nghệ sĩ tiên phong của ngành công nghiệp âm nhạc được sống lại nhờ công nghệ kỹ thuật số như Hologram. Tiêu biểu như là huyền thoại hip-hop Tupac Shakur – người đầu tiên gây bão tại Lễ hội Coachella ở California vào năm 2012, ngay sau đó là ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson, rapper Tupac Shakur hay là nữ ca sĩ nhạc soul Amy Winehouse.

Tạo nên yếu tố mới lạ

Cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng sử dụng công nghệ Hologram trong công nghiệp âm nhạc chỉ là một “xu hướng” nhất thời và không thể nào cạnh tranh được với những buổi trình diễn nhạc sống sôi động. Cũng có ý kiến lo sợ rằng công nghiệp Hologram mà phát triển mạnh mẽ quá thì những chuyến lưu diễn với hình ảnh 3D sẽ lấn át các nghệ sĩ thực tế. Thật ra thì cũng không cần lo lắng quá về điều này. Đúng là công nghệ Hologram rất ấn tượng, tạo nên được yếu tố mới lạ nhưng nó không thể so sánh được với một nghệ sĩ thực sự trên sân khấu biểu diễn. 

Sự kết hợp này chỉ là gây chú ý đến một số bộ phận khán giả là những người trẻ tuổi – là đối tượng dường như luôn bị thu hút bởi những gì mới mẻ, khác lạ. Ví dụ như nghệ sĩ EDM – Marshmello – đã xuất hiện trong một trò chơi điện tử cực kỳ phổ biến với hình ảnh 3D của mình và có buổi trình diễn kéo dài 10 phút. 

Tạo được sự tương tác nhiều hơn với người hâm mộ

Được nhìn thấy và có thể tương tác với các nghệ sĩ âm nhạc là điều mà bất cứ người hâm mộ nào cũng ao ước. Tuy nhiên thực tế vì nhiều lý do như đảm bảo sự an toàn của nghệ sĩ thì bạn không được phép đến gần. Còn với hình ảnh 3D được tái hiện giống như là nghệ sĩ đó đang trình diễn trên sân khấu thì người hâm mộ có thể thưởng thức buổi trình diễn hoặc là cũng có cơ hội để lên sân khấu, trải nghiệm cảm giác song ca cùng thần tượng của mình hay là chụp một tấm hình lưu niệm.

Tất nhiên ảo thì không thể bằng thật. Tuy nhiên các nghệ sĩ cũng có thể nhờ công nghệ Hologram để giúp một phần đưa hình ảnh của mình đến gần với công chúng nhiều hơn. Thay vì họ xem một buổi biểu diễn trên TV hay màn hình phẳng thì việc xem màn trình diễn với công nghệ Hologram tạo ra các hình ảnh 3D sinh động, giống với người thật vẫn đem lại nhiều điều thú vị dành cho khán giả.

Những tranh luận trái chiều

Với những người hâm mộ thì các buổi trình diễn Hologram cũng gây ra các tranh luận khác nhau. Có những người cho rằng như vậy là một sự xúc phạm đối với một huyền thoại đã mất. Nhưng vẫn có người nghe mới khác rất phấn khích khi có cơ hội trải nghiệm xem được buổi trình diễn của các nghệ sĩ lâu đời sống động như thật dù là bằng hình thức nào. Thật ra thì khi công nghệ tạo hình ảnh 3D được cải thiện dần, ngày càng giống như thật thì các nghệ sĩ sẽ cần phải suy nghĩ nhiều hơn về quyền sử dụng hình ảnh của mình sau khi họ qua đời. 

Còn riêng về những buổi trình diễn Hologram thì sẽ dựa vào phản ứng của khán giả. Nếu người hâm mộ thấy đó là một sự xúc phạm về hình ảnh thì họ có thể không mua vé để những nhà sản xuất biết được và có hướng giải quyết. Còn như nếu những buổi trình diễn Hologram nhận được sự phản ứng tích cực từ người hâm mộ thì chắc chắn nó sẽ ngày càng được cải tiến để đem lại các màn biểu diễn sống động như thật.

Vượt xa những tiêu chuẩn cơ bản

Có thể nói nhờ các ứng dụng của Hologram đã giúp chúng ta có được những thành tựu, những kết quả tuyệt vời và hướng đến một tương lai mới mẻ hơn. Những nhà nghiên cứu công nghệ này vô cùng hứng khởi để tìm kiếm thêm nhiều ứng dụng mới của Hologram trong ngành công nghiệp âm nhạc hiện nay. 

Ngành công nghiệp âm nhạc biểu diễn sẽ khám phá sự kết hợp của nhiều giác quan (ví dụ: thị giác, thính giác, khứu giác, cảm xúc,…) bằng cách sử dụng công nghệ VR, AR cũng như Hologram. Có vẻ như hình ảnh 3D Hologram sẽ là một trong những công nghệ mạnh mẽ nhất giúp ngành công nghiệp âm nhạc có thêm bước phát triển mới. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh 3D với sự kết hợp cùng âm nhạc là điều nên chú ý.

Những câu hỏi về Hologram trong công nghiệp âm nhạc

Sau đây là một số câu hỏi liên quan về Hologram trong công nghiệp âm nhạc để giúp mọi người có thêm thông tin về các ứng dụng, các thành quả của Hologram liên quan đến nghệ sĩ và những sản phẩm của ngành âm nhạc.

Nghệ sĩ nào có buổi trình diễn bằng công nghệ Hologram đầu tiên?

Vào cuối những năm 90 thì cũng có nhiều công ty giải trí tìm hiểu về công nghệ Hologram để tổ chức buổi trình diễn bằng hình ảnh 3D Hologram. Và công ty âm nhạc Hàn Quốc – SM Entertainment – đã có lần đầu tiên thử nghiệm thành công và cho ra mắt màn trình diễn 3D Hologram của nhóm nhạc nam HOT vào năm 1998.

Buổi hòa nhạc ảo VR là gì?

Buổi hòa nhạc ảo VR (còn được gọi là V-concert) là một buổi biểu diễn trong đó những nghệ sĩ biểu diễn không phải là người thật mà sẽ được thay bằng các hình ảnh 3D. Các buổi hòa nhạc ảo VR này có thể diễn ra trong cuộc sống thực. Khán giả sẽ nhìn thấy được các hình ảnh 3D mô phỏng theo những nghệ sĩ được chiếu trên sân khấu hoặc là trong thế giới ảo kỹ thuật số hoàn toàn.

Chi phí để tạo ra hình ảnh 3D Hologram mất bao nhiêu?

Chi phí ước tính để tạo ra hình ảnh 3D Hologram dựa theo người thật sẽ từ 18,000 USD đến 100,000 USD và cũng có thể cao hơn nữa .Theo thông tin thì đã mất bốn tháng để tạo ra được hình ảnh 3D của nghệ sĩ Michael Jackson với một buổi trình diễn trên sân khấu và mức chi phí lên đến 400.000 đô la.

Nhược điểm của công nghệ Hologram khi ứng dụng trong âm nhạc là gì?

Với những ưu điểm và thành tựu tuyệt vời mà công nghệ Hologram đem lại trong ngành công nghiệp âm nhạc thì vẫn có một số nhược điểm cần nên cân nhắc. Điều đầu tiên là chi phí sản xuất của Hologram cao hơn nhiều so với việc trình chiếu 2D, thời gian để thiết kế, sản xuất cũng như tạo dựng lại hình ảnh 3D dựa trên người thật cũng tốn khá nhiều thời gian.

Cập nhật: Ngày 23 Tháng chín, 2022

Hololab là công ty dẫn đầu về cung cấp giải pháp hologram toàn diện trong các lĩnh vực: tổ chức sự kiện, hội chợ triển lãm, bán lẻ, giáo dục,...
0977-68-68-24