Là một khái niệm không còn quá xa lạ với ngành marketing, Display Ads (hay chính là Display Advertising) đang dần trở nên phổ biến và giúp cho những quảng cáo tiếp thị đến gần hơn với người tiêu dùng. Có thể chính bạn cũng đã từng gặp các quảng cáo Display Ads nhưng lại không biết hoặc không nhận ra. Vậy thì cụ thể Display Ads là gì, có những loại nào và có những ưu điểm nổi bật thế nào. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Display Ads là gì?
Display Ads là viết tắt của cụm từ Display Advertising (tạm dịch: quảng cáo hiển thị). Đó là một hình thức quảng cáo hiển thị trực tuyến dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là các văn bản, hình ảnh, video, ảnh Gif hoặc các đường URL liên kết dẫn đến những trang web, nơi mà khách hàng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ và mua chúng.
Display Ads trong ngành Digital marketing thường xuất hiện tại các khu vực được thiết kế đặc thù, nổi bật của trang website hoặc trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube, Instagram,… Tất nhiên là các quảng cáo hiển thị sẽ xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều tuân theo một nguyên tắc chung.
Hầu hết các chiến dịch quảng cáo hiển thị (Display Ads) thành công là nhờ sự kết hợp khéo léo giữa hình ảnh, văn bản, ảnh GIF và đoạn video nổi bật để gửi gắm thông điệp của thương hiệu đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuỳ theo sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ, thiết kế, hình dạng và kích thước của các biểu ngữ để tạo ra các quảng cáo hiển thị hấp dẫn.
Các loại hình Display Ads phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại hình Display Ads khác nhau, dựa vào nội dung cũng như đối tượng mà bạn muốn quảng bá. Dưới đây là một vài loại hình Display Advertising phổ biến nhất, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất để tiếp cận khách hàng. Đó là:
Personalized Ads (Quảng cáo cá nhân hoá)
Là những quảng cáo dựa trên sở thích cũng như hành vi của khách hàng để hướng đến người tiêu dùng thay vì tương tác với thương hiệu bất kỳ. Nó sẽ hướng đến người tiêu dùng dựa trên sở thích mà họ đã tìm kiếm online. Trong Personalized Ads sẽ bao gồm Remarketing Ads (được sử dụng nhiều nhất) và 4 loại quảng cáo khác (Affinity Targeting, Custom Affinity Groups, Custom Intent and In-market Ads, Similar Audience Ads)
Remarketing Ads (Quảng cáo tiếp thị lại)
Hầu hết các quảng cáo Display Ads mà bạn thường thấy chính là Remarketing Ads. Theo Acckey Interactive tổng kết thì có đến 91% người tiêu dùng thích mua hàng từ các thương hiệu ghi nhớ sở thích của họ và cung cấp các ưu đãi dựa trên nhu cầu của họ. Remarketing ads đã đáp ứng được điều đó và cũng là cách thức hiệu quả giúp thương hiệu của bạn luôn nằm trong suy nghĩ của những khách hàng.
Contextually Targeted Ads (Quảng cáo nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh)
Là hoạt động hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web. Đây là một dạng quảng cáo vô cùng hữu hiệu vì đánh đúng vào nội dung/thông tin/sản phẩm mà người dùng đang tìm hiểu, giống như một phần của nội dung trong trang web mà bạn đang xem. Ví dụ như là một quảng cáo điện thoại di động trên một trang website đánh giá công nghệ, đó có thể là một Contextually Targeted Ads.
Site-placed Ads
Để hướng đến đối tượng theo vị trí trên trang web thì Site-placed Ads là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn chọn các website phù hợp để hiển thị quảng cáo của mình một cách thủ công. Loại quảng cáo này cho phép bạn chọn từng trang web mà mình muốn hiển thị quảng cáo. Tức là có thể chỉ định một trang cụ thể mình muốn đặt. Bạn có thể chọn các trang riêng lẻ hoặc toàn bộ trang website đó đều được.
Ưu điểm và nhược điểm của Display Ads là gì?
Không có gì là hoàn hảo 100% nên hình thức quảng cáo hiển thị Display Ads cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu để cân nhắc đưa ra các quyết định lựa chọn cho phù hợp.
Về ưu điểm
- Làm tăng khả năng nhận thức thương hiệu: Quảng cáo hiển thị không giống như quảng cáo tìm kiếm vì nó không tiếp cận đối tượng có ý định mua. Tuy nhiên, chúng lại giúp cho những người tiêu dùng chưa bao giờ sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó biết và nhớ đến họ
- Truyền tải thông điệp nhanh chóng: như bạn cũng thấy các Display advertising đa số đều là hình ảnh, video. Điều này sẽ giúp khách hàng tiếp nhận được thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải một cách nhanh gọn, ấn tượng mà không cần tốn thời gian đọc.
- Tạo quảng cáo và thiết lập dễ dàng: Display advertising cũng không yêu cầu bạn quá nhiều chuyên môn kỹ thuật hay các tích hợp quá phức tạp.
- Giúp tăng khả năng tiếp cận: Trong lúc triển khai các chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp đều có thể nhanh chóng tiếp cận đến các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình bằng Display Ads.
- Theo dõi được kết quả: Bạn có thể theo dõi được số lượng nhấp chuột và tìm hiểu những khách hàng tiềm năng nào trở thành khách hàng thực sự, xác định được nền tảng nào sự chuyển đổi đó diễn ra và xác định cách quảng cáo nào hiệu quả nhất. Việc này không chỉ giúp theo dõi kết quả của hiện tại mà còn củng cố cho các chiến dịch về sau.
- Cung cấp được giá trị lớn hơn số tiền bỏ ra: Với mức ngân sách nhỏ cũng giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận được số lượng khách hàng thuộc phân khúc trong thị trường mục tiêu.
Về nhược điểm
- Người dùng thường không thích quảng cáo: Việc xuất hiện quảng cáo với mức độ nhiều, thường xuyên cũng gây khó chịu cho người dùng và đôi khi họ sẽ sử dụng các phần mềm để chặn các quảng cáo.
- Tỷ lệ chuyển đổi thấp: theo phân tích thì tỷ lệ người dùng nhấp vào các banner, hình ảnh quảng cáo của Display Ads trung bình khoảng 0,1%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũng thấp.
Một số lưu ý khi sử dụng Display Ads
Có một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ khi sử dụng Display Ads cho các quảng cáo tiếp thị của một thương hiệu/sản phẩm nào đó để giúp quảng cáo của bạn đi đúng hướng và khiến khách hàng có thiện cảm hơn.
- Thiết kế đơn giản: tuy là có nhiều thông điệp cần truyền tải, nhưng quảng cáo hiển thị thường quá nhỏ để chứa hết mọi chi tiết. Để tránh làm người xem bị choáng ngợp, hãy sử dụng một thiết kế đơn giản và càng ít từ càng tốt để truyền tải thông điệp của bạn một cách hiệu quả hơn.
- Tập trung vào chất lượng: cần đảm bảo chất lượng hình ảnh hiển thị ở mỗi chiến dịch quảng cáo được hiển thị tốt chứ đừng nên quá chú trọng việc chạy nhiều Display Ads. Bạn nên sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao, loại dễ đọc, biểu trưng rõ ràng và hãy luôn nhớ xem lại tất cả hình ảnh trước khi xuất nó.
- Tôn trọng khán giả: Khi thực hiện các Display Ads, bạn nên đặt một chiếc quảng cáo tĩnh gần mép màn hình hay trong văn bản của website thay vì tự động phát quảng cáo. Một quy tắc chung khác là đảm bảo rằng quảng cáo của bạn không che quá một phần ba màn hình. Vì mật độ quảng cáo cao có thể gây khó chịu cho người dùng do che nội dung họ đang xem, đặc biệt nếu đang sử dụng thiết bị di động.
- Sử dụng CTA (Call To Action – Lời kêu gọi hành động) nổi bật: CTA được xem là phần quan trọng nhất trong quảng cáo hiển thị Display advertising. Vì vậy nên tạo và sử dụng CTA nổi bật và mạnh mẽ để khuyến khích người dùng click qua trang chủ của bạn. Ví dụ như các CTA đơn giản “nhấp vào đây”, “tiếp tục”, “tìm hiểu thêm”,…
Những thông tin này cũng giải đáp được phần nào về thắc mắc Display Ads là gì. Nhìn chung thì Display Ads là một hình thức quảng cáo hiển thị khá hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp tin dùng bởi những ưu điểm nổi bật trong bài viết đã nêu trên. Hi vọng rằng bạn cũng đã hiểu được rõ về Display Advertising để có thể áp dụng trong các cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mình, giúp đem lại một kết quả tốt nhất.
Cập nhật: Ngày 8 Tháng Tư, 2023