Google ra mắt Bard để “khẳng định” vị thế của bản thân trên thị trường?

Sau sự ra mắt bùng nổ của ChatGPT với hơn 100 triệu người dùng chỉ trong vòng 2 tháng, AI đang ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường. Để duy trì tính cạnh tranh của mình, mới đây Google đã cho ra mắt Bard – Sản phẩm trí tuệ nhân tạo do chính Google nghiên cứu và phát triển. Về cốt lõi, công cụ này đã được cập nhật với mô hình học tập thế hệ tiếp theo của Google –  PaLM 2, được công nhận với khả năng lập luận và lập trình mạnh hơn, theo thông tin trên blog, điều này cho thấy được sự cải thiện rất lớn của Bard so phiên bản mới nhất được ra mắt cách đây vài tháng

Ngoài những cập nhật về tính năng, Bard sẽ được phát hành cho nhóm đối tượng người dùng rộng hơn với việc loại bỏ danh sách chờ (waitlist), mời một lượng người dùng mới tham gia hay đóng góp ý kiến phản hồi. Thực tế, những điều này trước đây đã mang lại một phạm vi ý kiến trái ngược vì chatbot vẫn còn ở giai đoạn đầu của nó. 

Bên cạnh đó, Google cũng đã thêm hai ngôn ngữ mới vào công cụ, tiếng Nhật và tiếng Hàn và dự kiến sẽ sớm bổ sung thêm 40 ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, theo Sissie Hsiao – Phó chủ tịch kiêm quản lý chung của Google Assistant và Bard, với mô hình đa ngôn ngữ như vậy nhưng Bard vẫn đang ở những ngày đầu và cần thêm rất nhiều thời gian để phát triển hoàn thiện.

Mặc dù, Google đã khẳng định trong quá khứ rằng Bard không phải là công cụ tìm kiếm nhưng công ty vẫn công bố các kế hoạch về tìm kiếm hình ảnh, bao gồm khả năng hỗ trợ hình ảnh cho câu hỏi và câu trả lời. Ví dụ, người dùng có thể hỏi về những địa điểm thú vị ở New Orleans và sẽ nhận được cả câu trả lời dạng văn bản và hình ảnh để giúp hiểu rõ hơn, Hsiao giải thích. Bằng cách sử dụng hình ảnh trong câu hỏi, người dùng có thể gửi hình ảnh và yêu cầu một chú thích sáng tạo, tận dụng Google Lens để phân tích nội dung của hình

Bard sẽ sớm tương thích với các ứng dụng và dịch vụ bổ sung, động thái này tương tự như thông báo từ ChatGPT và cho thấy hai công cụ AI này đều đang khám phá các tiềm năng kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh việc tích hợp các ứng dụng của Google như Docs, Drive, Gmail và Maps, các tiện ích bổ sung sẽ đến từ các đối tác bên thứ ba. Ví dụ, với Adobe Firefly, người dùng có thể yêu cầu một hình ảnh cho bữa tiệc sinh nhật của một đứa trẻ 7 tuổi bao gồm một con kỳ lân và một chiếc bánh và nhận kết quả chỉ trong vài giây, Hsai nói.

Khi doanh thu quảng cáo trong quý 1 giảm đi lần thứ hai liên tiếp và doanh nghiệp tìm kiếm cốt lõi đang ngày càng đối mặt với sự cạnh tranh từ Bing của Microsoft, việc tăng cường nỗ lực kiếm tiền từ Bard có thể giúp Google vượt qua trong thời kỳ khó khăn. Về mặt hiện vật, tìm kiếm là một trọng tâm chính tại hội nghị các nhà phát triển của Google, với việc công ty thông báo rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm trí tuệ nhân tạo AI tổng quát trong tìm kiếm.

Cập nhật: Ngày 15 Tháng 5, 2023

Hololab là công ty dẫn đầu về cung cấp giải pháp hologram toàn diện trong các lĩnh vực: tổ chức sự kiện, hội chợ triển lãm, bán lẻ, giáo dục,...
0977-68-68-24